37 năm trước, ngay sau khi tiến hành IPO, Apple đã thu về 100 triệu USD bằng việc bán cổ phiếu với giá 22 USD/cổ phiếu. Khoảng 40 nhân viên của Công ty khi đó đã ngay lập lức trở thành triệu phú, trong đó có Steve Jobs với khối tài sản tăng lên 217 triệu USD.
Apple đã tạo nên nhiều kỳ tích và ít nhất trong một thập kỷ qua đã luôn là một cổ phiếu tuyệt vời. Tính tới tháng trước, mức vốn hóa thị trường của Apple đã lên tới 900 tỷ USD. Vì vậy, khi gõ tìm kiếm từ khóa “Apple” và “IPO” trên Google, kết quả hiện ra sẽ có nhiều con số tính toán việc bạn sẽ giàu như thế nào nếu mua cổ phiếu Apple ở mức giá IPO.
Những con số này quả thực là một kỳ tích. Một bài báo trên Fortune nhân dịp kỷ niệm 35 năm IPO của Apple ghi nhận rằng, 100 cổ phiếu được mua vào năm 1980 – tương đương 2.200 USD, sẽ có giá trị lên tới 632.000 USD vào năm 2015, không bao gồm cổ tức, tương đương mức tăng trưởng 28.663%. Con số này còn lý tưởng hơn cả chỉ số S&P 500.
Để so sánh, trong cùng khoảng thời gian trên, ngay cả 2.200 USD của Berkshire Hathaway, được đầu tư bởi bộ óc tài ba của Warren Buffett, cũng “chỉ” thu về 167.200 USD, bằng khoảng 1/4 của Apple.
Gần đây hơn, một tính toán của Investopia cho thấy, nếu một nhà đầu tư bỏ ra 990 USD mua cổ phiếu của Apple trong đợt IPO của Công ty, thì tính tới tháng 11/2017, số cổ phiếu này sẽ có giá trị lên tới 394.000 USD, bao gồm cả cổ tức. Tương tự, CNBC cũng nhận định: “Nếu bạn đầu tư 1.000 USD để mua 3 loại cổ phiếu này (bao gồm Apple) vào những năm 80, thì giờ đây bạn đã là triệu phú”.
Thông thường, tất cả những câu chuyện “trở thành triệu phú nhờ đầu tư cổ phiếu” dường như đều mang tới một kết luận quan trọng: Đầu tư đòi hỏi sự tiên đoán, hiểu biết và “sức bền”. Song, điều đó có lẽ không hẳn đúng với cổ phiếu Apple. Ngay cả nhà sáng lập Steve Jobs cũng đã từng bán cổ phần của mình tại Apple khi ông rời khỏi Công ty năm 1985.
Trên thực tế, cổ phiếu Apple sau khi tăng 1,12 USD/cổ phiếu sau đợt IPO, đã lại giảm đi 27 cent/cổ phiếu ngay sau khi Steve Jobs rời đi. Và mọi chuyện cũng không hề suôn sẻ kể từ sau sự kiện đó. Apple phải trải qua ba lượt thay thế Giám đốc điều hành (CEO), bao gồm John Sculley, Michael Spindler và Gil Amelio. Công ty cũng mắc một số sai lầm trong kinh doanh, chẳng hạn như việc cấp phép cho hệ điều hành của mình, và cho ra đời những chiếc máy tính kém xa so với máy sử dụng hệ điều hành Windows.
Trong bối cảnh đó, ai có thể dự đoán được rằng, khi Steve Jobs quay trở lại Apple vào năm 1997, ông sẽ mua lại bộ phận quản lý đề điều hành một công ty trị giá hàng tỷ USD? Ai có thể dự đoán được rằng ông sẽ chuyển Apple từ một công ty máy tính sang một công ty điện tử tiêu dùng, làm ra các sản phẩm cầm tay được yêu thích nhất thế giới? Ai có thể đoán được rằng, sau khi chấp nhận khoản đầu tư 150 triệu USD từ đối thủ Microsoft, Apple sẽ ngày càng trở nên lớn hơn và có tầm ảnh hưởng hơn cả công ty của Bill Gates?
Nói cách khác, nếu một nhà đầu tư mua cổ phiếu của Apple từ thời IPO, thì người đó đã phải giữ cổ phiếu trong hơn hai thập kỷ, trước khi mọi dấu hiệu rằng Apple sẽ trở thành một công ty thành công bắt đầu rõ ràng. Thậm chí, nhà đầu tư còn phải đợi thêm ba năm nữa (từ 1998 đến 2001) để chứng khiến giá cổ phiếu của “Táo khuyết” thực sự cất cánh. Ngay cả nhà đầu tư đại tài Warren Buffett cũng không đủ kiên nhẫn đến như vậy.
Có thể nói, luận điểm của câu chuyện “trở thành triệu phú nhờ đầu tư cổ phiếu Apple” là, không phải những người đã mua cổ phiếu từ thời IPO và giữ chặt nó trong tay là những nhà đầu tư thông thái hơn những người khác. Trên thực tế, phần nhiều của sự thành công đó lại chính là yếu tố may mắn.
HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CỔ PHẦN uST
Liên Hệ : ☎️ 0868.887.336
Zalo : [ Đức Tình ] 0868.887.336