Gọi vốn cộng đồng | Crowdfunding là gì ?

Gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là một kênh tài chính tiềm năng, giúp các doanh nghiệp, nhất là những startup “rao bán trước” một sản phẩm hoặc dịch vụ sắp được triển khai mà không phát sinh nợ hoặc hy sinh vốn chủ sở hữu hay cổ phần.

Vậy bạn đã hiểu rõ về crowdfunding và startup Việt Nam làm cách nào để xây dựng được một chiến dịch gây quỹ cộng đồng thành công?

Crowdfunding infographic

Gây quỹ cộng đồng (crowdfunding) là cách giúp startup hiện thực hóa ý tưởng “điên rồ” của mình.

Crowdfunding là gì?

Hiểu ngắn gọn, crowdfunding là hình thức tài trợ cho một dự án hoặc liên doanh bằng cách tăng cường sự đóng góp tiền từ một số lượng lớn người tham gia, thường thông qua internet. Crowdfunding tạo cơ hội cho các doanh nhân huy động một số vốn lớn từ cộng dồng, hay cụ thể hơn là bất kỳ ai có tiền đều có thể đầu tư.

Toàn bộ số tiền được ủng hộ sẽ chuyển về chủ sở hữu của chủ dự án kêu gọi gây quỹ cộng đồng. Khi gây quỹ thành công, số tiền sẽ được dùng để hoàn thành dự án và phát triển công ty. Trong trường hợp gọi vốn không thành công, số tiền ủng hộ sẽ được chuyển trả lại cho từng nhà đầu tư cá nhân.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường gọi vốn trên các crowdfunding platforms  hay các trang web gây quỹ cộng đồng. Nổi bật đó là các trang nước ngoài như Kickstarter hay IndieGoGo, SWC.

Mỗi trang web gây quỹ sẽ lấy doanh thu từ một tỷ lệ phần trăm của các quỹ được huy động. Thông thường, mô hình gọi vốn bao gồm 3 nhân tố là:

– Người/ Nhà sáng lập ( CEO ) dự án.

– Các cá nhân hoặc nhóm người ủng hộ dự án (là những người có tiền, quan tâm và muốn chi tiền để phát triển dự án)

– Một “nơi” mang các bên đến với nhau để khởi động ý tưởng, thường là một website hoặc một diễn đàn.

Crowdfunding mang lại những gì cho startup?

Lợi ích hiển nhiên mà gây quỹ cộng đồng mang lại đó là nguồn vốn rất lớn mà không phải đi vay mượn. Bằng cách “chia để trị”, startup nhận được một khoản tiền lớn từ nhiều khoản ủng hộ nhỏ từ một lượng đông đảo người quan tâm đến dự án.  

1. Tiếp cận đến nhiều người hơn

Crowdfunding còn là nơi để thu hút một lượng khách hàng tiềm năng có thể sẽ trở thành những người mua hàng thực thụ và trở thành đại sứ của dự án, giúp truyền miệng để nhiều người biết về dự án hơn.

Ví dụ, kênh gây quỹ cộng đồng Kickstarter có đến hơn 15 triệu người đang hoạt động và ủng hộ cho hơn 400.000 dự án khác nhau. Có thể thấy, dù gây quỹ không thành công nhưng chiến dịch cũng sẽ giúp startup nhận được sự biết đến của nhiều người hơn.

2. Nhìn lại sản phẩm của mình

Để thật sự ra mắt một chiến dịch gây quỹ cộng đồng thành công, các startup phải chuản bị rất kỹ càng. Điều này thường bao gồm một quá trình nhìn lại tổng thể công ty, từ lịch sử hình thành và phát triển của công ty, những phiên bản của sản phẩm, các thành viên, và nhiều thứ khác.

Quá trình này giúp các startup nhìn nhận lại bản thân để có thể tạo nên một chiến dịch crowdfunding hiệu quả và thành công nhất.

3. Xác nhận độ khả thi của ý tưởng startup

Có nhiều cách để “trao thưởng” cho những người ủng hộ dự án. Cách phổ biến đó là dựa trên phần thưởng, nghĩa là những ngưới/nhóm đã ủng hộ tham gia vào việc ra mắt một sản phẩm mới sẽ được mua sản phẩm ở mức giá ưu đãi hoặc được nhận một món quà hay CỔ PHẦN cho khoản đầu tư của họ.

Từ sự phản hồi đầy hữu ích của công chúng đối với dự án, các startup có thể biết được những điểm có thể được cải thiện ở sản phẩm hay dự án của mình. Đây là những kinh nghiệm vô cùng quý giá mà crowdfunding có thể mang lại.  

4. Tính hiệu quả

Một trong những lợi ích của việc gây quỹ cộng đồng trực tuyến là ở độ hiệu quả của việc thực hiện chiến dịch. Tât cả các nỗ lực gây quỹ đều được chuẩn hóa ở cùng một nơi (thường là một trang web) mà hàng trăm, hàng nghìn nhà đầu tư tiềm năng có thể dễ dàng tiếp cận để ủng hộ dự án một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các cổng thanh toán điện tử.

Đã qua rồi cái thời mà doanh nghiệp phải in tài liệu, gửi tờ rơi hay gọi điện đến hàng trăm nhà tài trợ tiềm năng được. Các nỗ lực quảng bá, thu hút, và kêu gọi quỹ truyền thống và thủ công giờ đã có thể được hoàn tất trực tuyến ở định dạng dễ tiếp cận hơn, giúp startup có nhiều thời gian hơn để “chăm lo” cho những việc quan trọng không kém khác.

Nhà đầu tư được gì?

Có nhiều cách để “trao thưởng” cho những người ủng hộ dự án. Cách phổ biến đó là dựa trên phần thưởng, nghĩa là những ngưới/nhóm đã ủng hộ tham gia vào việc ra mắt một sản phẩm mới sẽ được mua sản phẩm ở mức giá ưu đãi hoặc được nhận một món quà hay cổ phần cho khoản đầu tư của họ.

Tùy vào mỗi startup mà nhà đầu tư cộng đồng sẽ nhận lại những ưu đãi riêng. Ví dụ, khi ủng hộ uSky Transport  nhà đầu tư có thể nhận cổ phần với giá ưu đãi

Xem thêm về dự án uSky Transport gọi vốn cộng đồng

Ai có thể gây vốn cộng đồng không?

Dạo một vòng các trang web hoạt động trong lĩnh vực Crowdfunding trên thế giới như KickStarter, IndieGoGo, GoFundMe, CircleUp, SWC,.. ta có thể thấy vô vàn loại hình và lĩnh vực mà các dự án mời gọi gây quỹ: từ phim ảnh, ca kịch, chương trình từ thiện, dự án dân sinh, game đến nghiên cứu khoa học, bất động sản, start-up,…

Có thể nói crowdfunding là một hình thức gọi vốn dành cho bất cứ ai, không kể quy mô hay lĩnh vực. Đặc biệt, đối với các startup nhỏ thì crowdfunding là một sân chơi tốt. Việc tìm tới các nhà đầu tư để huy động nguồn vốn ban đầu khoảng vài chục cho tới vài trăm triệu VND là điều không hề dễ đối với “những con cá nhỏ. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều startup tìm đến với mô hình gọi vốn cộng đồng.

Crowdfunding definition
Có thể nói gây vốn cộng đồng là sân chơi cho mọi người.

Dù bạn khởi nghiệp trong lĩnh vực nông sản hay sản xuất máy móc công nghiệp, bạn cũng có thể tìm tới những cộng đồng crowdfunding để gọi vốn. Đừng ngần ngại, sân chơi này dành cho tất cả mọi người. Chỉ cần bạn có một ý tưởng thật sự hay và thiết thực thì gây quỹ cộng đồng là một sân chơi mà các startup nên một lần dấn thân vào thử.

Một ví dụ cụ thể là startup Code4Startup của anh Leo Trieu đã gọi vốn thành công 32,358 USD chỉ trong 30 ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *