Thương vụ IPO đình đám của Alibaba đã phá kỷ lục với 25 tỷ USD. Con số này lớn hơn tất cả các thương vụ IPO trong quý III/2014 cộng lại. Năm 2014 có thể xem là một năm kỷ lục đối với thị trường chứng khoán nước Mỹ. Thống kê cho thấy giá trị các công ty Mỹ đã tăng 73,6 tỷ USD, tương đương hơn 84% so với năm 2013.
Một trong những điểm nổi bật của năm nay là thương vụ IPO đình đám của Alibaba phá kỷ lục với 25 tỷ USD. Con số này lớn hơn tất cả các thương vụ IPO trong quý III/2014 cộng lại.
Dưới đây là 7 thương vụ IPO lớn nhất lịch sử nước Mỹ kể từ sau năm 1996 do Laura Lorenzetti, phóng viên của Bloomberg News tại New York thống kê.
1. Tập đoàn Alibaba
Tập đoàn Alibaba (BABA) đã trở thành đề tài chính của tất cả các tít báo về IPOs trong năm 2014. Công ty thương mại trực tuyến Trung Quốc này đã tung ra thị trường các cổ phiếu có giá trị ban đầu là 68 USD và thu về khoảng 21,8 tỷ USD.
Ngay sau ngày ra mắt đầu tiên, cổ phiếu của Alibaba tăng lên 36,6% so với giá chào bán, đưa tổng giá trị tài sản chứng khoán của Alibaba lên 25 tỷ USD. Đây là thương vụ IPO có giá trị cao nhất nước Mỹ tính đến 2014. Kỷ lục trước đó thuộc về Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc với 24,3 tỷ USD.
Tuy nhiên giá trị cổ phiếu của Alibaba đã không duy trì được lâu. Hiện giá trị cổ phiếu của Alibaba đã tụt xuống 2,4% so với thời điểm mới ra mắt (ngày 18/9).
2. Visa
Visa, hệ thống chi trả bằng thẻ điện tử lớn nhất thế giới, ra mắt thị trường chứng khoán vào đỉnh điểm cuộc khủng hoảng tài chính nước Mỹ, tháng 3/2008. Visa công bố cổ phiếu với giá 44 USD và thu về 17,9 tỷ USD. Con số này đã đưa Visa trở thành công ty thu được số tiền nhiều nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ tính đến thời điểm đó.
Thành công này của Visa đã dấy lên niềm tin cho những dự đoán rằng thời điểm tồi tệ của chứng khoán Mỹ đã qua. Song đến tháng 3/2009, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã tụt mức thấp nhất trong cuộc suy thoái, chỉ khoảng 1 năm sau đó.
Sau 6 năm, cổ phiếu của Visa vẫn duy trì được mức tăng trưởng tốt, hiện giá trị cổ phiếu của công ty này đã tăng lên gấp đôi so với thời điểm mới công bố.
3. Enel
Công ty năng lượng của Ý – Enel, gia nhập thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1999 ngay sau khi chính phủ Ý cho phép tư nhân hóa ngành năng lượng.
Công ty Enel đã bán 30% cổ phiếu với giá 4,3 euro/cổ phiếu và thu về tổng cộng 16,5 tỷ USD. Vào thời điểm công ty bắt đầu giao dịch vào ngày 1/11/1999, Enel trở thành phi vụ IPOs lớn nhất của ngành năng lượng thế giới.
Hiện nay, chứng khoán của Công ty Enel đã không còn niêm yếu trên sang NYSE. Năm 2007 sau những thất bại liên tiếp, Enel đã bị xóa sổ khỏi thị trường chứng khoán New York và hiện công ty này đang niêm yết cổ phiếu tại Milan.
4. Facebook
Facebook đã thúc đẩy mạnh mẽ các nhà đầu tư mạo hiểm đồng ý mua một lượng lớn cổ phiếu của công ty trong ngày đầu tiên giao dịch để tránh việc cổ phiếu bị tụt xuống dưới 38 USD/cổ phiếu.
Chiến lược này mang lại cho Facebook 16 tỷ USD trong lần IPO của mình, con số này gấp 107 lần giá trị mà Facebook kiếm được trong một năm.
Trong khi các nhà đầu tư khác thất vọng vì không mua được các cổ phiếu của Facebook trong ngày đầu tiên, thì giá trị cổ phiếu ban đầu trong tay những nhà đầu tư còn lại đã tăng lên 105% kể từ ngày đầu tiên Facebook IPO.
5. General Motors
Hãng General Motor (GM) phát hành cổ phiếu ra công chúng 17 tháng trước khi nhà đầu tư chính cua họ phá sản vào tháng 6/2008.
Nhà sản xuất ô tô có hơn 106 tuổi đời này đã quyết định cắt giảm chi phí và chuyển hướng mở rộng sang các thị trường mới nổi như Trung Quốc. Quyết định này giúp gia tăng niềm tin cho những nhà đầu tư trong thương vụ kêu gọi 50 tỷ USD từ GM.
GM niêm yết ban đầu với giá 33 USD/cổ phiếu và thu về 15,8 tỷ USD. Vào thời điểm đó, Công ty U.S. Treasury là cổ đông lớn nhất của GM và hiện tại đã bán hết các cổ phiếu này. Cổ phiếu của GM hiện đã giảm 10% giá trị kể từ khi ra mắt lần đầu tiên.
6. Deutsche Telekom
Hãng điện thoại lớn nhất nước Đức, Deutsche Telekom đã thu về được 13 tỷ USD trong lần phát hành cổ phiếu tại thị trường Mỹ năm 1996. Công ty này rời khỏi sàn chứng khoán New York vào năm 2010, sau khi tuyên bố muốn giảm nghĩa vụ báo cáo và các chí phí quản lý.
Tuy nhiên, công ty vẫn để lại sự hiện diện của mình trên thị trường chứng khoán Mỹ thông qua các công ty con như T-Moblie US. Công ty này sau đó đã phát hành cổ phiếu ra công chúng sau khi sáp nhập với MetroPCS vào tháng 10/2012.
7. Tập đoàn AT&T Wireless
AT&T hiện tại có cấu trúc vận hành khác hẳn so với Tập đoàn AT&T Wireless đã thực hiện IPO năm 2000 với tổng số vốn thu về được là 10,6 tỷ USD.
Trước đó, AT&T Wireless chỉ là một nhánh của tập đoàn AT&T. Về sau, AT&T Wireless được chuyển thành Cingular Wireless và kết thúc bằng việc sáp nhập trở lại với công ty mẹ AT&T.
Từ năm 2005, thương hiệu AT&T được thống nhất và giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ với mã truyền thống “T” đến nay.